Việc xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ giả cuối thai kỳ khiến rất nhiều bà bầu rơi vào trạng thái bất an, lo lắng vì không biết lúc nào mình sẽ sinh. Vì thế, nhằm giúp mẹ bầu có thể phân biệt rõ ràng thật - giả, ViCare sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về “cơn chuyển dạ giả và chuyển dạ thật.
Khi mới mắc trĩ, chị em thường có biểu hiện chảy máu khi đại tiện, thấy máu xuất hiện trên giấy vệ sinh.
Nguyên nhân dẫn tới bà bầu bị bệnh trĩ
Khi mang thai, chị em dễ mắc bệnh trĩ bởi theo các giai đoạn phát triển của thai nhi sẽ ngày càng to, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kì. Em bé phát triển sẽ đè lên vùng bụng của mẹ làm các mạch máu bị chèn ép, vì thế mà những tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông, cương lên và tạo thành búi trĩ.
Với phụ nữ mang thai, thường xuyên bị táo bón, xảy ra hiện tượng này kéo dài khiến thai phụ dễ bị mắc bệnh trĩ.
Mặt khác, khi sinh con, tử cung mở to làm tăng áp lực ở khoang chậu, khiến tụ máu và sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn, rặn đẻ làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
Bị bệnh trĩ khi mang thai có sinh thường được không?
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không hay nên sinh mổ là những lo lắng chung của các chị em. Theo những bác sĩ chuyên khoa đối với bà bầu bị bệnh trĩ là không có chỉ định sinh mổ khi mang thai bị bệnh trĩ vì thế có thể yên tâm rằng vẫn sinh thường được. Tuy nhiên việc phụ nữ sinh thường hay sinh mổ còn phải tùy thuộc vào mức độ bệnh khi thăm khám.
Sau khi thăm khám, tùy vào mức độ của bệnh trĩ mà các chị em sẽ được khuyên nên sinh mổ hay sinh thường để đảm bảo an toàn nhất.
Đối với bà bầu bị trĩ nặng: Trong trường hợp các búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, kèm với đó là tình trạng chảy máu, tiết dịch thì việc sinh mổ chính là giải pháp an toàn nhất. Nếu triệu chứng bệnh trĩ vốn nặng sẽ càng nặng thêm, có thể gây nên những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, chị em cũng khó có thể phục hồi sau sinh.
Một số lưu ý cho bà bầu bị trĩ
Bà bầu bị trĩ có thể giảm bớt những khó chịu do bệnh trĩ gây nên khi mang thai hoặc không để bệnh diễn tiến nặng hơn cần chú ý những điều sau:
Cần có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều thức ăn có chất xơ, kiêng những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và thực phẩm dễ gây táo bón.
Nên uống nhiều nước, kết hợp ăn trái cây, rau củ nhiều chất xơ kết hợp đi lại và vận động nhẹ nhàng, đi bộ khoảng 20 phút, không nên ngồi quá lâu. Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp kích thích ruột, tăng khả năng tiêu hóa tốt hơn, tránh các tình trạng táo bón. Tuyệt đối không dùng những chất kích thích.
Bà bầu bị trĩ nên tập thói quen đại tiện hàng ngày, tốt nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, không nhịn đại tiện. Sau khi đi vệ sinh xong hãy rửa hậu môn với nước ấm thật sạch và lau khô nhẹ nhàng.
Như vậy bà bầu bị trĩ có thể sinh thường. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết những trường hợp mang thai bị trĩ đều được khuyên nên sinh mổ, đặc biệt là với các trường hợp bị trĩ nặng. Khi có dấu hiệu bị trĩ hãy tới gặp bác sĩ để được điều trị hợp lý. Không nên e ngại mà hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để họ đưa ra lời khuyên bổ ích nhất cho bạn.
Xem thêm: