Trong suốt giai đoạn thai kỳ, mỗi tuần tuổi là thai nhi lại có những thay đổi rõ rệt nhất là về cân nặng. Đó cũng là lý do càng về những ngày cuối thai kỳ, bụng của mẹ bầu thường to ra và cảm thấy nặng nề. Đặc biệt khi thai nhi 26 tuần tuổi, tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2. Vậy mẹ có muốn biết lúc này bé yêu của mình có cân mặng thế nào hay không?

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, mỗi tuần tuổi là thai nhi lại có những thay đổi rõ rệt nhất là về cân nặng. Đó cũng là lý do càng về những ngày cuối thai kỳ, bụng của mẹ bầu thường to ra và cảm thấy nặng nề. Đặc biệt khi thai nhi 26 tuần tuổi, tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2. Vậy mẹ có muốn biết lúc này bé yêu của mình có cân mặng thế nào hay không? Hãy cùng ViCare tìm hiểu ngay sau đây.

Miễn Phí Phát Hiện Sớm Ung Thư - Kết Quả Của BV Bệnh Nhiệt Đới TW

Sự phát triển chung của thai nhi 26 tuần tuổi

Ở tuần cuối cùng của kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi sẽ phát triển rất lớn về mọi mặt. Lúc này, các mô não của bé cũng phát triển hơn hẳn, và hoạt động rất tích cực. Các cơ quan khác như phổi, mắt... cũng đã gần như hoàn thiện hơn hẳn.

Tuần thai thứ 26, trẻ cũng sẽ bắt đầu có biểu hiện ngủ thường xuyên với các giấc ngủ nông. Đây là điều vô cùng quan trọng, có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện não bộ cho bé. Điều này cũng là lý giải cho việc tại sap các trẻ sơ sinh sau khi chào đời, hầu hết các bé đều có cho mình những giấc ngủ ngắn và ngủ liên tục. Vì khi còn trong bụng, trẻ đã làm quen với những giấc ngủ này trước khi chào đời.

Đồng thời lúc này, các giác quan của bé cũng phát triển nhanh hơn. Và khi có ánh đèn chiếu ánh sáng vào bụng, thì bé sẽ phản ứng bằng cách quay đầu. Điều này chứng tỏ thị lực của thai nhi 26 tuần tuổi đã dần hoàn thiện.

Ngoài ra ở tuần thai thứ 26, nếu để ý mẹ sẽ nghe trong bụng mẹ có các chuyển động nhỏ rất nhịp nhàng. Ban đầu nghe như tiếng bé nấc cụt, và chỉ kéo dài vài phút là biến mất. Mẹ cũng không cần quá lo lắng với sự thay đổi này, vì ở những tuần thai kế tiếp sẽ còn có nhiều sự thay đổi khác nữa.

vicare.vn-me-co-biet-thai-nhi-26-tuan-tuoi-nang-bao-nhieu-body-1

Vậy thai nhi 26 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

Bên cạnh những thay đổi vừa kể trên thì ở tuần 26 này, điều mẹ có thể cảm nhận chính xác nhất là cân nặng của bé phát triển đáng kinh ngạc.

Và cũng bắt đầu từ thời điềm này, cơ thể thai nhi sẽ chủ yếu tập trung phát triển vào cân nặng. Chính vì thế mà mẹ bầu nên cố gắng chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đáp ứng cho bé.

Lúc này trẻ sẽ đạt được cân nặng tiêu chuẩn, nếu như được chăm sóc và phát triển tốt. Thường thì cân nặng của thai nhi 26 tuần tuổi sẽ vào khoảng khoảng 900g, và chiều dài của thai tính từ đầu đến mông sẽ khoảng 22 cm.

Nếu như trường hợp thai nhi có cân nặng không đạt đến chỉ số này, hoặc cao hơn thì mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Thường thì sau khi khám sức khỏe thai định kỳ hàng tháng, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích cho mẹ. Vì thế mẹ hãy yên tâm, chú ý giữ gìn sức khỏe để hoàn thành kỳ tam cá nguyệt sắp tới một cách thành công.

vicare.vn-me-co-biet-thai-nhi-26-tuan-tuoi-nang-bao-nhieu-body-2

Chia sẻ kinh nghiệm từ các mẹ bỉm sữa

Dường như vấn đề cân nặng của thai nhi 26 tuần tuổi, luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bà mẹ. Và họ luôn lo lắng sau mỗi lần siêu âm, không biết các chỉ số của bé nhà mình có đáng lo ngại hay không.

Và đó cũng chính là chia sẻ của bà mẹ có nickname matphale chia sẻ trên diễn đàn lamchame.com:

Các chị giúp em với! Em vừa đi siêu âm sáng nay về, bây giờ 26 tuần em bé mới được 850g. Bác sĩ nói như vậy là bình thường, nhưng theo em tìm hiểu thì có quá nhiều thông tin. Mỗi nơi đều có mỗi chuẩn cân nặng, vậy bé nhà các chị như thế nào? Em không biết con em có bị còi không, em lo lắng quá!

Chia sẻ với mẹ matphale, mẹ dieutranganh đưa ra lời khuyên: Lúc mình mang thai 26 tuần, bé nhà mình cũng được 1kg. Và bác sĩ cũng bảo bình thường, mình nghĩ bạn đừng nên quá áp lực về cân nặng của con ở tuần thai thứ 26 này. Vì càng về cuối thai kỳ, thì bé sẽ tăng cân càng nhanh.

Sau khi nhận được lời chia sẻ từ mọi người, mẹ matphale cho biết: Cám ơn mọi người đã chia sẻ, các con số này chỉ ở mức độ tương đối. Em cũng lo lắng với tình trạng của mình, vì nhiều người cứ bảo bụng em nhỏ, con sẽ nhỏ nên cảm thấy áp lực lắm. Giờ thì em sẽ cố gắng ăn nhiều vào để con tăng cân cho tốt.

Em hay sử dụng các loại trứng như: trứng gà, trứng vịt lộn; ăn thịt bò; uống sữa bầu hoặc là sữa tươi. Ngoài ra còn ăn thêm đa dạng các loại thực phẩm, em phải tự nhủ rằng cố gắng và cố gắng.

Xem thêm